Cách chơi Langrisser IV

Langrisser IV vẫn giữ lại nhiều đặc tính chung của series Langrisser như mỗi đơn vị chỉ có 10 HP, các yếu tố tương khắc như kỵ binh-bộ binh-thương binh (lính đánh giáo). Ngoài cạnh ra, Langrisser IV còn có rất nhiều đặc điểm khác biệt so với Langrisser I, II bắt nguồn từ Langrisser III.

Yếu tố gameplay thay đổi lớn nhất là hệ thống chiến đấu dựa theo lượt giờ đây đã không còn là từng lượt "đơn thuần" nữa. Nếu như trong Langrisser I, II thì người chơi và máy chia nhau hành động trong mỗi lượt đi của mình, trong lượt thì có quyền cho bất cứ đơn vị nào hành động theo trật tự bất kỳ thì trong Langrisser IV này, lượt hành động của từng "đội" (bao gồm tướng chỉ huy và các đơn vị lính thuê của tướng đó) lại xảy ra phụ thuộc vào chỉ số phán đoán (判断力) của tướng chỉ huy nhóm đó. Nhóm nào có tướng có chỉ số phán đoán cao nhất sẽ được hành động trước, rồi tiếp theo là nhóm có chỉ số phán đoán hạ dần. Và khi hành động thì nhóm sẽ mất đi lực phán đoán được biểu thị bằng một thanh bar ở dưới góc trái của thanh status. Lực phán đoán này này sẽ phục hồi dần theo thời gian, khi nhóm đã chất dứt lượt hành động của mình. Như vậy, nhóm hay đơn vị nào càng hành động (di chuyển) ít thì sẽ càng ít tốn sức phán đoán và nó nhanh được phục hồi hơn, nhanh tới lượt hành động tiếp theo hơn. Một đặc điểm nữa là các loại tướng chỉ huy pháp sư, bộ binh luôn có lực phán đoán cao hơn kỵ binh và không binh, do đó họ được ưu tiên hành động trước trong turn. Như vậy, trong một turn thì có thể có nhóm không có được lượt hành động nào (do sức phán đoán thấp hơn các nhóm khác nhiều) hoặc cũng có nhóm được hành động tới vài lần. Lượt hành động của các nhóm có thể hiểu là thời gian tương đối trong một turn.

Một đặc điểm khác so với Langrisser I, II nữa là ở phiên bản này, tướng chỉ huy còn có chỉ số MR tu chính (M+) ngoài chỉ số D tu chính và A tu chính. Các chỉ số tu chính (修正) là chỉ số để cộng thêm vào các thông số của các đơn vị lính thuê như tấn công (A), phòng thủ (D) và phòng ma thuật (M). Ngoài ra, khi lên level, tướng chỉ huy còn có thể tăng thêm chỉ số "tri lực" (知力). Chỉ số này càng cao thì sát thương ma thuật do tướng gây ra càng lớn. Các loại tướng chỉ huy là pháp sư luôn có chỉ số này cao hơn các loại binh chủng khác. Không giống như Langrisser I, II, ở đây mỗi phép thuật có thời gian hao tổn để "niệm" hơn. Phép thuật càng cao cấp thì thời gian niệm càng kéo dài. Phiên bản này cũng có một số đồ trang bị cho phép rút ngắn thời gian niệm phép thuật.

Một điểm khác biệt nữa là khi di chuyển, các đơn vị sẽ xuất hiện cái gọi là "lượng hao tổn hành động" (消費行動量). Nếu như ở hai phiên bản đầu thì đơn vị duy chuyển được đến đâu thì có thể tấn công được đến đó thì ở đây, đơn vị luôn có tầm tấn công ngắn hơn so với tầm di chuyển. Các loại binh chủng bộ binh, pháp sư luôn có tầm tấn công ngắn hơn so với kỵ binh, không binh do lượng hao tổn lớn hơn. Nhưng trong game cũng có một số đồ trang bị giúp giảm bớt lượng hao tổn này, mở rộng phạm vi tấn công. Ngoài ra, một số vũ khí trang bị cũng làm tăng thêm lượng hao tổn, thu hẹp phạm vi tấn công của đơn vị.

Ngoài ra, một số loại binh chủng còn có thêm skill đặc biệt. Chẳng hạn như các loại binh chủng Ninja (Master Ninja, Genin, Kunoichi) có skill Ninjutsu giúp trèo tường, vượt chướng ngại vật dễ dàng. Một số binh chủng khác có skill gây ngủ cho đối phương hoặc tê liệt.